Tin tức
Tin tức
Rolls-Royce Inspiring Greatness Tập 15: Giám tuyển nghệ thuật – Simon De Pury 
23/03/2022

Rolls-Royce Inspiring Greatness tập 15 kể về câu chuyện của Simon De Pury – nhà đấu giá & sưu tầm nghệ thuật. Những mẩu chuyện, những chia sẻ chân thành của Simon về nghệ thuật đã mang lại khía cạnh hoàn toàn mới, với giá trị thăng hoa nghệ thuật. Đó là một trải nghiệm mới mẻ đầy thú vị thông qua lời kể của Simon De Pury. Với ông, nghệ thuật không chỉ dừng lại ở những bức tranh. 

Series “Inspiring Greatness” (Nguồn cảm hứng vĩ đại) của Rolls-Royces Motor Car là chuỗi câu chuyện ca ngợi những cá nhân đã đạt trình độ bậc thầy trong lĩnh vực chuyên môn, mở đường khám phá những hướng đi đầy khát vọng. Mỗi câu chuyện đều mang một trải nghiệm riêng, những lời chia sẻ làm sáng tỏ hơn thước đo mới của sự vĩ đại, cũng là giá trị mà Rolls-Royce luôn kiếm tìm.

Rolls-Royce Motor Cars: Không chỉ vươn đến sự hoàn hảo, mà còn là nơi truyền cảm hứng

Khái niệm hoàn hảo luôn luôn là tiêu chuẩn mà Rolls-Royce muốn đạt đến, thể hiện qua mỗi tác phẩm rời xưởng Goodwood. Không chỉ dừng ở việc lựa chọn một màu sơn ngoại thất hay màu da nội thất, nguồn cảm hứng để uỷ quyền sáng tác ra một tác phẩm nghệ thuật có chủ đề, luôn là điều mà Rolls-Royce khuyến khích các chủ nhân suy nghĩ một cách sâu sắc. Đối với Rolls-Royce, “Strive for perfection” và “Inspiring Greatness” không đơn thuần là định dạng thương hiệu, mà thực sự sống với những giá trị đó. Bởi nếu chỉ để kiếm một phương tiện đi lại vị khách không nhất thiết phải tìm đến Rolls Royce. Giá trị một tác phẩm như Rolls-Royce mang đến không chỉ dừng ở khía cạnh thực tiễn, mà còn là các cung bậc cảm xúc, là sự khai trí trong quá trình sáng tạo, là nơi nghệ thuật được trân trọng và thăng hoa, là cuộc đối thoại giữa chủ nhân với chính mình, đẩy bản thân đến với sự khắt khe và hoàn hảo hơn nữa.

Simon De Pury và tình yêu với nghệ thuật. 

Simon de Pury sinh ra ở Basel, Thụy Sĩ trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Mẹ ông là chuyên gia cắm hoa Nhật Bản và cha ông là giám đốc công ty dược phẩm hàng đầu Thụy Sĩ Hoffmann-La Roche. Những năm 1950, gia đình ông định cư tại Nhật Bản. Vì vậy mà Simon de Pury được “bén duyên” với nghệ thuật từ rất sớm. Những năm 1970, ông theo học tại đại học Nghệ Thuật Tokyo chuyên ngành Kỹ Thuật Hội Hoạ. Ấp ủ niềm mơ ước thành hoạ sĩ, ông liên tục tìm đến các phòng trưng bày ở New York. Tuy nhiên, số phận chưa từng mỉm cười với Simon. Ông kể lại: “Đó là những năm tháng khó khăn nhất cuộc đời tôi khi nhận được hàng trăm lời từ chối. Thế nhưng tình yêu với nghệ thuật đã giúp tôi tiếp tục”. Và Simon đã bắt đầu sự nghiệp đấu giá, sưu tầm của mình khi làm việc cho Kornfeld và Klipstein – hai nhà sưu tầm người Thuỵ Sĩ ở Bern.

Sau khi học tại Viện Sotheby’s, de Pury bắt đầu làm việc cho nhà đấu giá Sotheby’s vào năm 1974 tại văn phòng London và Monte Carlo, và sau đó mở chi nhánh Geneva tại quê hương Thụy Sĩ. Từ năm 1979 đến 1986, ông là người quản lý Bộ sưu tập Thyssen-Bornemisza và tổ chức nhiều cuộc triển lãm nghệ thuật tại Villa Favorita ở Lugano , Thụy Sĩ. Năm 1986, ông được bổ nhiệm làm chủ tịch của Sotheby’s Thụy Sĩ, và sau đó là chủ tịch của Sotheby’s Châu Âu. Đồng thời, Simon còn giữ chức trưởng ban đấu giá trên toàn thế giới. 

Simon de Pury sinh năm 1951 – một nhà đấu giá, giám định nghệ thuật và nhà sưu tập người Thụy Sĩ. Ông đã xuất hiện trong một số chương trình truyền hình và phim, bao gồm cả loạt phim truyền hình thực tế của mạng Bravo là Work of Art: The Next Great Artist . Cuốn sách The Auctioneer: Adventures in the Art Trade xuất bản vào năm 2016 do ông chắp bút được xuất bản vào năm 2016.

Năm 1997 có thể coi là bước ngoặt đối với Simon de Pury khi ông thành lập công ty tư vấn nghệ thuật liên kết với Daniella Luxembourg, được gọi là de Pury và Luxembourg Art. Năm 2001, công ty hợp nhất với Philips Auctioneers, được đặt tên là Phillips, de Pury & Luxembourg (từ 2001 đến 2002) và sau đó là Phillips de Pury & Company (từ 2003 đến 2012). Khoảng thời gian này, Simon giữ chức là chủ tịch và viện trưởng hội đồng đấu giá. Vào tháng 10 năm 2008, một phần lớn cổ phần của công ty đã được bán cho nhà bán lẻ The Mercury Group và de Pury đã bán phần còn lại của mình trong công ty vào cuối năm 2012. Năm 2013, tên công ty trở lại là Phillips.

Với Simon, không gì quan trọng hơn nghệ thuật và những bức tranh. Trong quá khứ, mọi người đều biết rằng nghệ thuật theo đuổi “sự thật, lòng tốt và vẻ đẹp”. Từ nghĩa gốc của từ “nghệ thuật”, tiêu chuẩn đó cũng khá rõ ràng. Nghệ thuật trong tiếng Anh được gọi là Fine Arts (tiếng Pháp: Beaux Arts), trong đó từ “art” nghệ thuật có nguồn gốc từ chữ “ars” Latinh, có nghĩa là “kỹ thuật”, “thủ công”. “Fine” mang ý nghĩa là cái đẹp, tinh tế, tốt, vì vậy nghệ thuật hẳn là nhằm “tạo ra tác phẩm thủ công tinh xảo, đẹp đẽ”. Mà kỹ thuật là cái khó, nó có yêu cầu về “kỹ năng cơ bản.” Nghệ thuật là sự biểu hiện cái đẹp, biểu hiện là cái thiện, sự thật phải được thể hiện, nó mang lại  cho con người những khía cạnh và góc nhìn khác nhau. Bên cạnh đó, nghệ thuật phản ánh cảm giác trực quan của cái đẹp, mà còn là nguồn cảm hứng của đạo đức con người; sự thuyết phục và thú vị, thậm chí là sự thăng hoa về tinh thần, đó mới là giá trị đích thực của nghệ thuật. 

Để tham gia đấu giá hay đánh giá một tác phẩm nghệ thuật, nhà sưu tầm phải có phông kiến thức đủ sâu rộng, phải có rung động thực sự trước một tác phẩm đẹp, hiểu được cảm xúc và lao động nghệ thuật của người họa sĩ gói ghém trong đó.

Vai trò thực sự của Simon de Pury tại nhà đấu giá Sotheby’s là hình thành các chủ đề và đưa các tác phẩm có liên quan vào đúng chủ đề trước khi cuộc đấu giá diễn ra. Nhưng Simon de Pury biết cách làm cho các phiên đấu giá trở nên quan trọng, có sức ảnh hưởng và kịch tính. Thông qua đó, Simon muốn truyền tải giá trị của nghệ thuật là vô giá, chủ nhân sở hữu không chỉ tồn tại dưới dạng vật chất, mà còn là di sản văn hoá của nhân loại. 

Buổi đấu giá tại Goodwood – ‘thủ phủ’ của Rolls-Royce Motor Cars

Vào một dịp gần đây, ông Simon de Pury đã được mời đến Goodwood – trụ sở chính của Rolls-Royce Motor Cars để đấu giá cho chiếc Rolls-Royce Phantom VIII độc bản “Color Block” – cuộc dạo chơi của những sắc màu. Đó là sự kiện E Einaina Art for Allergy x Dine on the Line mà Rolls-Royce hợp tác cùng Evelina London. “Tất cả số tiền quyên góp từ buổi đấu giá sẽ được sử dụng cho một chương trình nghiên cứu để ngăn ngừa dị ứng, bảo vệ chống dị ứng và chữa dị ứng ở trẻ em” – dẫn lời giáo sư Gideon Lack đến từ trung tâm y tế Evelina London.

Đó không chỉ là buổi gặp gỡ thân mật giữa những thành viên, có cơ hội mở rộng những kết nối, mà còn mong muốn lan toả những thông điệp và giá trị về sự tử tế, về thương hiệu lối sống luôn lấy trải nghiệm thượng lưu và chuỗi khoảnh khắc đầy cảm xúc được thể hiện một cách tinh tế. 

Rolls-Royce đã mang đến độc bản Phantom VIII do danh hoạ – nhà điêu khắc Marc Quinn cùng Rolls-Royce hợp tác thiết kế sở hữu một “bộ cánh” hoàn toàn mới và mang hơi thở của phong cách nghệ thuật đương đại. Được biết, Marc Quinn đã lấy ý tưởng từ bức vẽ “We Share Our Chemistry with the Stars” nổi tiếng và chiếc Rolls-Royce Phantom V của huyền thoại John Lennon. Bức tranh này có nền màu cam với những đường nét màu trắng và xanh lá xen kẽ, lấy cảm hứng từ vũ trụ và mặt trời.

Marc Quinn đã lấy ý tưởng chiếc Rolls-Royce Phantom V của nghệ sĩ nổi tiếng John Lennon

Với tạo hình đa sắc, siêu phẩm Phantom VIII này thực sự trở nên đặc biệt, nó được miêu tả như một bức hội hoạ giàu bản sắc, một kiệt tác nghệ thuật sống động di chuyển trên từng nẻo đường. Bên cạnh đó, Rolls-Royce Phantom VIII được trang bị “đôi mắt” mới sắc sảo hơn và ứng dụng công nghệ hiện đại như đèn pha Laser kết hợp cùng dải đèn LED chiếu sáng ban ngày.

“Trái tim” của Rolls-Royce Phantom VIII là khối động cơ V12, tăng áp kép, dung tích 6,75 lít hoàn toàn mới. Động cơ này tạo ra công suất tối đa 563 mã lực, mạnh hơn 110  mã lực so với thế hệ thứ 7 và mô-men xoắn cực đại đạt 900 Nm, tăng 180 Nm.

Trong khuôn khổ sự kiện đấu giá E Einaina Art for Allergy x Dine on the Line được tổ chức tại Goodwood, Vương quốc Anh, tác phẩm Rolls-Royce Phantom VIII do danh hoạ Marc Quinn chắp bút đã được bán đấu giá thành công. Người chiến thắng của chiếc Phantom không được nêu tên, nhưng Rolls-Royce nói rằng ông là một nhà sưu tập nổi tiếng của thương hiệu. Chủ sở hữu thậm chí sẽ ủy thác cho Marc Quinn một chiếc Phantom Art Car khác, lần này là ý tưởng đến từ mống mắt của con gái ông.

“Rolls Rolls-Royce rất vinh dự được làm việc với Evelina London trong sự kiện đặc biệt này. Chúng tôi rất vui mừng rằng tác phẩm nghệ thuật của Marc Quinn, sử dụng Phantom làm bức tranh, đã thu về 888.000 bảng Anh và gần 2 triệu bảng đã được quyên góp trong suốt buổi tối cho trung tâm y tế dành cho thiếu nhi ở London”, Giám đốc điều hành Rolls-Royce Motor Cars Torsten Müller-Ötvös chia sẻ.


Boutique Rolls – Royce Motor Cars HCM, nơi kết nối trực tiếp duy nhất với Goodwood để ủy quyền xe, hiện tại địa chỉ:

Union Square Shopping Center, 171 Đồng Khởi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 081 977 8558

Giờ mở cửa: 9:00 am – 10:00 pm từ thứ Hai đến Chủ Nhật

Xưởng dịch vụ của Rolls-Royce Motor Cars tại Hà Nội đã hoạt động tại địa chỉ:

S&S Automotive Service Center Hanoi

Số 5 Nguyễn Văn Linh, Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0868 190 485

Giờ mở cửa: 8:00 – 17:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần

Xưởng dịch vụ của Rolls-Royce Motor Cars tại TP.HCM đã hoạt động tại địa chỉ:

S&S Automotive Service Center HCMC

Số 20 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0858 480 088

Giờ mở cửa: 8:00 – 17:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Bài viết liên quan
S&S Group newsletter



LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Chúng tôi sẵn lòng lắng nghe mọi ý kiến từ bạn!

Created with Visual Composer